Không cần đăng ký, chỉ cần đăng nhập bằng số điện thoại
Nhắn tin thoại, SMS miễn phí với tốc độ gửi tin nhắn cực nhanh Dễ dàng thể hiện cảm xúc với những bộ sưu tập ảnh động
Nói và gửi tin nhắn không cần phải gõ phím
Cho phép gửi tin nhắn bằng giọng nói lên đến 5 phút/tin
Bạn còn có thể vừa đi vừa nói ở mọi lúc mọi nơi
Thông báo trạng thái tin nhắn đã nhận và gửi
Gửi nhắn tin siêu tốc hoàn toàn miễn phí
Lưu trữ và chia sẻ hình ảnh với tính năng “Photo quanh đây”
Trò chuyện và kết bạn cùng lúc 50 thành viên khác trong nhóm
Tìm kiếm bạn bè xung quanh bạn một cách chính xác nhất
Chơi game vẽ hình đoán chữ trí tuệ
Tự tin “thách đấu” với bạn bè qua Game Zalo “Giai Điệu Vui”
Truy Cập Site : taizalo.yn.lt để các bạn được tải những phiên bản chat Zalo cập nhật mới nhất !
Trong số 3 ứng dụng nhắn tin miễn phí đang quảng bá mạnh nhất tại thị trường Việt Nam (Zalo, Line và Kakao Talk), Zalo là sản phẩm đầu tiên cán mốc 2 triệu người dùng - mức được nhiều chuyên gia đánh giá là có khả năng phát tán tự nhiên như Facebook. Điều thú vị nằm ở chỗ Zalo là một sản phẩm thuần Việt và trước đó, ít người nghĩ rằng ứng dụng này có thể tạo nên những điều bất ngờ.
Khởi đầu không mấy thuận lợi bởi những sai lầm trong thiết kế sản phẩm, Zalo có những lúc tưởng rơi vào ngõ cụt. Thế nhưng, sau một cuộc cải tổ mạnh mẽ, tháng 12/2012, ứng dụng thuần Việt ra mắt phiên bản chính thức với nhiều cải tiến lớn. Sự vươn lên mạnh mẽ của Zalo trong bảng xếp hạng của App Store Việt Nam dành cho các ứng dụng mạng xã hội là một khởi đầu mới.
Trên thực tế, đội ngũ thiết kế Zalo không có những nguồn lực lớn như các đối thủ quốc tế nên những thay đổi trong sản phẩm được lựa chọn rất kỹ. Họ không nhắm tới mục tiêu làm người dùng hay các chuyên gia về công nghệ kinh ngạc mà đơn giản chỉ chọn những điều rất bình thường nhưng quan trọng và chưa được đối thủ quan tâm đúng mức.
Đầu tiên đó là tốc độ. So với các đối thủ nước ngoài, Zalo đặt máy chủ ở trong nước. Sản phẩm cũng được tối ưu hóa với hạ tầng các mạng di động Việt Nam nên tốc độ chuyển tin nhắn (cả text và thoại) nhanh hơn hẳn.
Bên cạnh đó, trong khi các đại gia nước ngoài chỉ tập trung vào những người dùng smartphone cao cấp, thì Zalo còn chạy tốt trên cả feature phone. Trong khi ứng dụng nước ngoài chỉ chạy tốt trên 3G và Wi-Fi thì Zalo còn hoạt động tốt trên cả môi trường 2G và 2,5G. Hai điểm khác biệt quan trọng này giúp Zalo có được đối tượng khách hàng ban đầu đông hơn hẳn, và vùng phủ sóng cũng rộng hơn nhiều so với những sản phẩm quốc tế tại Việt Nam.
Với một sản phẩm nhắn tin miễn phí, việc có thể sử dụng ở mọi lúc, mọi nơi và trên nhiều máy đầu cuối khác nhau, kèm tốc độ chuyển SMS nhanh là thiết yếu nhất. Sản phẩm dù công nghệ tốt, trông sành điệu nhưng hay tậm tịt hoặc không thể nhắn được vì thiếu 3G hay Wi-Fi là những nhược điểm trí mạng của các ứng dụng ngoại khi thâm nhập thị trường Việt Nam. Trong khi đó, 3 tháng đầu tiên, Zalo nhanh chóng đạt được 1 triệu người dùng và hơn 5 tháng là 2 triệu, tạo nên một bất ngờ lớn trên thị trường.
Trong các hoạt động marketing, ngân sách quảng bá của Zalo cũng không dồi dào bằng các đối thủ quốc tế. Ứng dụng nhắn tin Việt Nam khởi đầu với chiến dịch marketing cùng cộng đồng mạng và trên các thiết bị di động chứ không phải những kế hoạch quảng cáo “bom tấn” trên truyền hình.
Thế nhưng, nhờ việc sử dụng có hiệu quả hình ảnh của những người nổi tiếng (Đàm Vĩnh Hưng, Mai Phương Thúy, Chi Pu - Cường Seven, Ngọc Trinh, mẫu tây Andrea…) cũng như những người có ảnh hưởng trên Facebook, Zalo đã gặt hái thành công ấn tượng. Tập trung vào quảng bá trên Internet và các thiết bị di động cũng giúp ứng dụng nhắn tin thuần Việt có được hành động tải và sử dụng trực tiếp chứ không qua một lớp trung gian như truyền hình.
Biểu đồ xếp hạng của các ứng dụng OTT trên nền tảng Android.
Nếu so sánh về “bom tấn” khi làm quảng cáo, Zalo không thể đổ tiền nhiều như Kakao Talk hay Line. Thế nhưng, với những sản phẩm mà tính cộng đồng đóng vai trò cực kỳ quan trọng như dịch vụ nhắn tin miễn phí thì việc có được sự ủng hộ của hàng loạt người nổi tiếng, người có ảnh hưởng trên mạng xã hội và một cộng đồng đông đảo người dùng tự quảng bá cho ứng dụng mình yêu thích lại đem đến hiệu quả lớn hơn nhiều. Và ở đây, Zalo chính là sản phẩm biết sử dụng sức mạnh của cộng đồng tốt hơn.
Hiện tại, khi ứng dụng nhắn tin miễn phí thuần Việt đã vượt mốc 2 triệu người dùng, sức mạnh của cộng đồng sẽ còn được nhân lên bởi đây là mức có thể giúp Zalophát tán tự nhiên như Facebook. Nếu như xung quanh ai cũng dùng Zalo để trò chuyện, post ảnh, vẽ hình và chơi game cùng nhau… thì bạn sẽ dùng ứng dụngnào?
Tuy nhiên, những ứng dụng quốc tế chắc chắn sẽ có những chiến lược phản ứng mạnh mẽ, mà điển hình là chương trình quảng cáo trên truyền hình với tần suất dày đặc của Kakao Talk… Kết quả cuộc chạy đua “hậu 2 triệu người dùng” với Zalo ra sao thì cần chờ thêm thời gian mới có câu trả lời.